Tên Môn học

NGÔN NGỮ HỌC XÃ HỘI

Mã Môn học

SOCI431338

Số tín chỉ

3

Trình độ

Áp dụng cho Ngành Sư Phạm Anh

Đối với Ngành Sư Phạm Anh

Học kỳ Thực hiện (Ngành Sư Phạm Anh)

8

Giới thiệu

Học phần này được thiết kế dành cho sinh viên năm 4 chuyên ngành Tiếng Anh tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM. Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức về bản chất xã hội của ngôn ngữ, cách ngôn ngữ được sử dụng trong những bối cảnh khác nhau ở những nền văn hóa khác nhau, và giúp sinh viên thấy được tầm quan trọng của ngôn ngữ trong giao tiếp và truyền đạt thông tin. Ngoài ra, học phần còn giải thích các vần đề liên quan đến phương ngữ, biến thể, ngôn ngữ đơn giản hóa (pidgin), và hiện tượng đổi ngôn ngữ (code-switching). Các ứng dụng của môn học trong thực hành giảng dạy và phát triển chương trình đào tạo cũng được thảo luận trong khóa học.

Mục tiêu

Mục tiêu Mô tả
G1

Kiến thức về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và xã hội, ngôn ngữ và văn hóa; kiến thức về các vấn đề xã hội, chính trị, kinh tế, đặc biệt về việc học ngôn ngữ

G2

Phương pháp nghiên cứu và phân tích cách thức ngôn ngữ được sử dụng trong từng bối cảnh giao tiếp xã hội.

G3 Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả
G4

Khả năng áp dụng kiến thức ngôn ngữ học xã hội trong việc dạy và học ngoại ngữ

Chuẩn Đầu ra

Chuẩn đầu ra Mô tả
G1 Hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ và xã hội, ngôn ngữ và văn hóa
Hiểu được các vấn đề liên quan đến xã hội, chính trị, kinh tế, đặc biệt về việc học ngôn ngữ
Hiểu được mối quan hệ cơ bản giữa ngôn ngữ và các yếu tố xã hội như giới tính, dân tộc, tuổi tác, địa vị kinh tế-xã hội
G2 Phân biệt sự khác nhau trong việc sử dụng ngôn ngữ trong những bối cảnh xã hội khác nhau
Nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ thay đổi theo bối cảnh, giới tính, địa vị xã hội, quyền lực
G3 Thảo  luận  và  phân  công  công  việc  trong  quá  trình  làm việc nhóm
Tìm kiếm tài liệu, tự tin thuyết trình trước đám đông
G4 Áp dụng kiến thức ngôn ngữ học xã hội trong việc dạy và học ngoại ngữ

Tài liệu

Wardhaugh, R. & Fuller, J. (2015). An Introduction to Sociolinguistics (7th ed.). United Kingdom: Wiley-Blackwell.

Hornberger, N. H., & McKay, S. L. (Eds.). (2010). Sociolinguistics and Language Education. Bristol: Multilingual Matters.

Wodak, R., Johnstone, B., & Kerswill, P. E. (Eds.). (2011). The SAGE Handbook of Sociolinguistics. London: SAGE.

Kiểm tra & Đánh giá

Hình thức KT Nội dung Tỷ trọng
Đánh giá quá trình 50%
Reflective discussion Postings in the LMS 20%
Class presentation Presentation to the class on an issue or topic related to the course content. 30%
Major essay 50%
Project A mini research project 50%