Chương trình Cử nhân Sư phạm Tiếng Anh có tiền thân là Cử nhân Tiếng Anh được tuyển sinh lần đầu vào năm 2006. Chương trình bao gồm 210 tín chỉ với mục đích nâng cao năng lực sư phạm và kỹ năng tiếng Anh cho người học trong các lĩnh vực kỹ thuật. Vào năm 2014, chương trình này được đổi tên thành Cử nhân Sư phạm Tiếng Anh với thời lượng 150 tín chỉ và mục tiêu đào tạo giáo viên tiếng Anh để đáp ứng với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực có trình độ ngoại ngữ của đất nước. Chương trình này tiếp tục được duy trì cho đến ngày nay với thời lượng giảm còn 132 tín chỉ vào năm 2018. Mục tiêu đào tạo của chương trình được thể hiện cụ thể thông qua các chuẩn đầu ra được mô tả như sau:

I. CHUẨN ĐẦU RA

Ký hiệu

Chuẩn đầu ra

Trình độ năng lực

1

Có kiến thức cơ bản về pháp luật, triết học, và phát triển kinh tế - xã hội.

3

1.1

Có kiến thức tổng quan về các khía cạnh chính của luật pháp và qui phạm pháp luật.

 

1.2

Có kiến thức cơ bản về triết học, cụ thể là triết học Mác – Lênin.

 

1.3

Có kiến thức về các khía cạnh quan trọng của sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam và trên thế giới. 

 

2

Có thể so sánh và đối chiểu các chuẩn mực văn hóa, các nền văn minh và các đặc điểm ngôn ngữ.

4

2.1

Có thể so sánh và đối chiếu các chuẩn mực văn hóa liên quan đến văn hóa Anh, Mỹ, các nước châu Á và Việt Nam.

 

2.2

Có thể so sánh và đối chiếu các đặc điểm cơ bản của các nền văn minh Anh, Mỹ, châu Á và Việt Nam.

 

2.3

Có thể so sánh và đối chiếu các đặc điểm ngôn ngữ học của tiếng Anh và các ngôn ngữ khác.

 

3

Thể hiện được khả năng đánh giá các ưu và khuyết điểm của các phương pháp giảng dạy tiếng Anh khi được sử dụng trong những hoàn cảnh giảng dạy cụ thể.

5

3.1

Có kiến thức về hệ thống thuật ngữ được sử dụng trong giảng dạy tiếng Anh tổng quát và tiếng Anh chuyên ngành.

 

3.2

Thể hiện được khả năng đánh giá các khía cạnh của việc giảng dạy ngôn ngữ, bao gồm đặc điểm, động cơ học tập, phương pháp học tập của người học, và vai trò của giáo viên.

 

3.3

Thể hiện được khả năng đánh giá các cách tiếp cận, phương pháp, tiến trình và kỹ thuật giảng dạy các thành tố ngôn ngữ (phát âm, từ vựng, và ngữ pháp) và kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, và viết).

 

4

Tạo ra văn bản nói và viết bằng Tiếng Anh phục vụ mục đích xã hội và chuyên môn dựa trên việc diễn giải các văn bản thông thường và tác phẩm văn học.

6

4.1

Thực hiện việc phản hồi bằng lời nói trong các tình huống trang trọng và thân mật với độ chính xác và độ lưu loát cao.

 

4.2

Phân tích các văn bản chuyên ngành hoặc tác phẩm văn học phức tạp, được viết bằng Tiếng Anh.

 

4.3

Tạo ra các văn bản học thuật và văn bản thông thường bằng Tiếng Anh.

 

5

Thiết kế giáo án và bài thi phù hợp với mục tiêu môn học và đặc điểm của người học.

3

5.1

Thiết kế giáo án cho bài dạy các thành tố ngôn ngữ và bốn kỹ năng ngôn ngữ

 

5.2

Đánh giá khả năng thành công của các ý tưởng về hoạt động học tập, trình tự các hoạt động và phân bố thời gian trong giáo án cho bài dạy các thành tố ngôn ngữ và kỹ năng ngôn ngữ.

 

5.3

Thiết kế các loại bài kiểm tra khác nhau để đo lường năng lực của người học về các thành tố ngôn ngữ và kỹ năng ngôn ngữ.

 

5.4

Đánh giá sự khác biệt của các nhóm người học khác nhau, các nhân tố trong một cơ sở đào tạo và bối cảnh xã hội.

 

6

Thực hiện các kỹ thuật dạy học và quản lý lớp học thông qua việc tổ chức hoạt động học tập phù hợp với nguồn tài liệu và các công cụ dạy học.

3

6.1

Thiết kế bài giảng để trình chiếu và thiết kế hoạt động học tập, ứng dụng các phần mềm và công nghệ phù hợp.

 

6.2

Tổ chức hoạt động dạy học dựa trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn dạy - học Tiếng Anh.

 

6.3

Thực hiện các kỹ thuật quản lý lớp học trong các buổi tập giảng và thực tập sư phạm.

 

6.4

Thực hiện các kỹ năng giảng dạy trong các buổi tập giảng và thực tập sư phạm.

 

6.5

Thể hiện được kiến thức và kỹ năng cơ bản cần thiết cho việc thực hiện nghiên cứu khoa học và viết báo cáo.

 

7

Đánh giá tài liệu học tập và chất lượng giảng dạy.

5

7.1

Đánh giá tính phù hợp của tài liệu học tập với mục tiêu bài học, đặc điểm của người học và các công cụ hỗ trợ dạy học.

 

7.2

Phát triển tài liệu học tập được lưu hành nội bộ và tại các cơ sở đào tạo khác.

 

7.3

Đánh giá chất lượng giảng dạy của bản thân và bạn học trong các buổi tập giảng và thực tập sư phạm.

 

8

So sánh các chiến lược giao tiếp khác nhau trong môi trường xã hội và nghề nghiệp.

4

8.1

Áp dụng các chiến lược giao tiếp khác nhau trong môi trường xã hội và công việc.

 

8.2

Phân tích các chiến lược giao tiếp khác nhau trong tình huống xã hội và nghề nghiệp đa dạng.

 

8.3

Đánh giá mức độ hiệu quả của các chiến lược giao tiếp khác nhau trong môi trường xã hội và nghề nghiệp.

 

9

Lựa chọn các chiến lược cộng tác phù hợp trong môi trường xã hội và nghề nghiệp.

4

9.1

Áp dụng các chiến lược cộng tác khác nhau trong môi trường xã hội và công việc.

 

9.2

Phân tích các chiến lược cộng tác khác nhau trong tình huống xã hội và nghề nghiệp đa dạng.

 

9.3

Đánh giá mức độ hiệu quả của các chiến lược cộng tác khác nhau trong môi trường xã hội và nghề nghiệp.

 

10

Thể hiện được khả năng tư duy và ra quyết định độc lập trong những tình huống dạy-học khác nhau.

3

10.1

Giải thích và thể hiện được một cách linh hoạt những cách diễn giải và khái niệm hóa của việc dạy-học trong các môi trường khác nhau.

 

10.2

Áp dụng các công cụ trí tuệ phù hợp cho việc tư duy.

 

10.3

Phân tích chất lượng của các kỹ năng tư duy của bản thân.

 

11

Giải quyết các vấn đề phát sinh từ những môi trường xã hội và nghề nghiệp khác nhau.

3

11.1

Khám phá các vấn đề đa dạng liên quan đến môi trường xã hội và nghề nghiệp.

 

11.2

Áp dụng các chiến lược phù hợp để giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường xã hội và nghề nghiệp.

 

11.3

Phân tích các giải pháp ở khía cạnh mức độ hiệu quả và tính chính xác.

 

II. PHÂN BỔ KHỐI LƯỢNG CÁC KHỐI KIẾN THỨC

A. Kiến thức Giáo dục Đại cương (36 tín chỉ)
Phần bắt buộc (33 tín chỉ)

Lý luận Chính trị và Pháp luật (13 tín chỉ)
Khoa học Xã hội và Nhân văn (17 tín chỉ)
Nhập môn ngành (3 tín chỉ)
 

Phần tự chọn (03 tín chỉ)

Tin học (03 tín chỉ)
B. Khối kiến thức chuyên nghiệp (96 tín chỉ)

A. Khối kiến thức bắt buộc (90 tín chỉ)

Các môn cơ sở ngành và chuyên ngành (74 tín chỉ)
Thực tập tốt nghiệp (Kiến tập + Thực tập) (07 tín chỉ)
Luận văn /Thi tốt nghiệp (09 tín chỉ)

B. Khối kiến thức tự chọn (06 tín chỉ)

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

A. Phần bắt buộc (126 tín chỉ)
1. Kiến thức giáo dục đại cương (36 tín chỉ)
2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (90 tín chỉ): 

Kiến thức cơ sở ngành (51 tín chỉ)
Kiến thức chuyên ngành (cho các học phần lý thuyết và thí nghiệm) (23 tín chỉ)
Kiến thức chuyên ngành (học phần thực tập tốt nghiệp) (07 tín chỉ)
Tốt nghiệp (Sinh viên chọn một trong hai hình thức sau):
a. Khóa luận (09 tín chỉ)
b. Các môn thay thế khóa luận:
+ Kiểm tra - Đánh giá (03 tín chỉ)
+ Ngữ dụng học Tiếng Anh (03 tín chỉ)
+ Chọn 1 trong 2 môn dưới đây:
        - Ngôn ngữ học Xã hội (03 tín chỉ)
        - Tiếp thu Ngôn ngữ Thứ hai (03 tín chỉ)

B. Phần tự chọn (06 tín chỉ)

Kiến thức giáo dục đại cương (Sinh viên chọn 01 trong các môn học sau):
•    Cơ sở Văn hóa Việt Nam (03 tín chỉ)
•    Tiếng Việt Thực hành (03 tín chỉ)
•    Lịch sử Văn minh Thế giới (03 tín chỉ)
 
Kiến thức cơ sở ngành (Sinh viên chọn 01 trong các môn học sau):
•    Tiếng Anh Giao tiếp Thương mại (03 tín chỉ)
•    Tiếng Anh Công nghệ Môi trường (03 tín chỉ)

IV. ĐIỀU KIỆN XÉT TỐT NGHIỆP

Hoàn thành 132 tín chỉ theo khối lượng bắt buộc và tự chọn
Đạt trình độ tiếng Anh tối thiểu tương đương C1 theo Khung Ngoại ngữ 6 bậc (CEFR)
Đạt yêu cầu về Giáo dục Quốc phòng
Đạt đủ điểm Rèn luyện
Đạt đủ điểm Công tác Xã hội
Hoàn thành nghĩa vụ học phí