Tên Môn học

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU

Mã Môn học

COLI230236

Số tín chỉ

3

Trình độ

Chương trình

Ngôn ngữ Giảng dạy

Áp dụng Ngành Biên Phiên Dịch

Đối với Ngành Biên Phiên Dịch

Học kỳ Thực hiện (Ngành Biên Phiên Dịch)

3

Giới thiệu

Môn học không những cung cấp cho sinh viên ngành Biên phiên dịch Kỹ thuật những phương pháp và kỹ thuật dùng để so sánh hai ngôn ngữ Anh và Việt mà còn đưa ra những vấn đề phát sinh trong quá trình giao lưu văn hóa Đông –Tây. Ngoài ra, môn học còn đưa ra cách giải quyết những lỗi sai mà người học tiếng Anh hay mắc phải thông qua việc giải thích các điểm giống và khác nhau của các cấu trúc ngôn ngữ. Cuối khóa học người học có thể so sánh một cách có hệ thống các dữ liệu của hai hay nhiều ngôn ngữ khác nhau, nhận thấy được quy luật ngôn ngữ, miêu tả ngôn ngữ trên tinh thần phản biện, sử dụng lý thuyết để nhận xét sự tương quan của các ngôn ngữ và đánh giá độ khó của các tài liệu giảng dạy so với trình độ người học.

Mục tiêu

  Mô tả
G1 Kiến thức cơ bản về các nguyên tắc và phương pháp đối chiếu ngôn ngữ, các đồng nhất và khác biệt của các đơn vị ngôn ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh
G2 Kĩ năng phân tích các ngữ liệu ngôn ngữ và các thủ pháp đối chiếu ngôn ngữ, kĩ năng sử dụng chuẩn mực tiếng Việt trong mọi lĩnh vực của hoạt động giao tiếp
G3 Kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp

Chuẩn Đầu ra

  Mô tả
G1
  • Giải thích được những khái niệm cơ bản được sử dụng trong môn học
  • Trình bày được tầm quan trọng của kiến thức về ngôn ngữ học trong quá trình đối chiếu ngôn ngữ
  • Trình bày được quy trình đối chiếu cơ bản giữa tiếng Việt và tiếng Anh  
G2
  • Thực hiện được các quy trình đối chiếu cơ bản giữa tiếng Việt và tiếng Anh
  • Áp dụng được các kết quả đối chiếu vào quá trình học ngoại ngữ
  • Phát triển kỹ năng nghiên cứu tài liệu
  • Phát triển tư duy sáng tạo, tư duy suy xét, ham tìm hiểu các vấn đề về ngôn ngữ
  • Thể hiện các tiêu chuẩn và nguyên tắc về đạo đức của mình, hành xử chuyên nghiệp, luôn cập nhật thông tin
G3
  • Có kỹ năng giao tiếp và trình bày để công tác tốt trong và ngoài môi trường nghề nghiệp
  • Có kỹ năng làm việc nhóm và ứng xử chuyên nghiệp để thảo luận và giải quyết các vấn đề liên quan đến sự khác biệt của tiếng Việt và tiếng Anh

Tài liệu

- Sách, giáo trình chính:
Nguyen, V. C. (1992). Ngon ngu hoc doi chieu va doi chieu cac ngon ngu Dong Nam A. Hanoi: University of Foreign Language Education.
Le, Q. T. (1998). Nghien cuu doi chieu cac ngon ngu. Hanoi: Tertiary and Vocational Education Publishing House.
Vuong, T. (2006). Nghien cuu doi chieu cac ngon ngu o Viet Nam. Hanoi: Social Sciences Publishing House.
- Sách (tài liệu) tham khảo:
Doan, T. T. (1977). Ngu am tieng Viet. Hanoi: Tertiary and Vocational Education Publishing House.
Nguyen, T. C. (1975). Ngu phap tieng Viet (Tieng – Tu ghep – Doan ngu). Hanoi: Tertiary and Vocational Education Publishing House.
Nguyen, T. G. (1985). Tu vung hoc tieng Viet. Hanoi: Vietnam Education Publishing House.
Nguyen, K. T. (1997). Nghien cuu ngu phap tieng Viet. Hanoi: Vietnam Education Publishing House.

Kiểm tra & Đánh giá

Môn học sử dụng phương thức đánh giá liên tục trong quá trình học. Sinh viên được đánh giá cụ thể qua các bài tập như sau:

Bài tập Tỉ trọng
Thảo luận, trình bày trên lớp theo nhóm 20%
Thảo luận, trình bày trên lớp theo nhóm 30%
Thảo luận, trình bày trên lớp theo nhóm 50%