Chương trình Cử nhân Sư phạm Tiếng Anh Kỹ thuật có tiền thân là Cử nhân Tiếng Anh Kỹ thuật được tuyển sinh lần đầu vào năm 2006. Chương trình bao gồm 210 tín chỉ với mục đích nâng cao năng lực tiếng Anh cho người học trong các lĩnh vực kỹ thuật. Vào năm 2015, chương trình này được đổi tên thành Cử nhân Sư phạm Tiếng Anh Kỹ thuật với thời lượng 150 tín chỉ và mục tiêu đào tạo giáo viên tiếng Anh để đáp ứng với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực có trình độ ngoại ngữ của đất nước. Mục tiêu đào tạo của chương trình được thể hiện cụ thể thông qua các chuẩn đầu ra được mô tả như sau:

I. CHUẨN ĐẦU RA

1. Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và kiến thức hệ thống về ngành Sư phạm Anh văn Kỹ thuật

  • Có hiểu biết và khả năng vận dụng các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội  - nhân văn và khoa học tự nhiên để đáp ứng việc tiếp thu khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và nhu cầu học tập ở trình độ cao hơn.
  • Có kiến thức hệ thống về cơ sở ngành Anh văn và chuyên ngành Sư phạm Anh văn Kỹ thuật cũng như kiến thức cơ bản về văn hóa - văn học Anh Mỹ.

2. Có khả năng hình thành và vận dụng tri thức mới dựa trên kỹ năng phân tích và tư duy phê phán

  • Có khả năng thu thập, phân tích và sàng lọc thông tin cũng như ứng dụng tri thức mới vào thực tiễn dạy học tiếng Anh ở các trường nghề, trung học chuyên nghiệp và cao đẳng nghề.
  • Hành xử chuyên nghiệp trong môi trường công tác đa văn hóa thông qua việc học tập suốt đời.

3. Có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả trong và ngoài môi trường nghề nghiệp

  • Có kỹ năng giao tiếp và trình bày để phối hợp và công tác tốt trong và ngoài môi trường nghề nghiệp.
  • Sử dụng tốt các kỹ năng tiếng Anh cũng như các thuật ngữ chuyên ngành trong hoạt động dạy - học Anh văn Kỹ thuật phù hợp với chuẩn mực của ngành đào tạo.

4. Có khả năng hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận dụng kiến thức, công nghệ mới trong giảng dạy tiếng Anh Kỹ thuật.

  • Nhận thức đúng vai trò của tiếng Anh, việc dạy học tiếng Anh và ứng dụng ICT trong thời kỳ hội nhập.
  • Có khả năng xác định mục tiêu và đề ra phương án đạt được mục tiêu nghề nghiệp.
  • Thiết kế được bài giảng và cách thức kiểm tra, đánh giá người học theo đúng quy trình chuyên môn, nghiệp vụ cũng như biết cách xây dựng mục tiêu chương trình đào tạo.
  • Thực hiện thành thạo các quy trình lên lớp, kiểm tra, đánh giá người học dựa trên nguồn lực hiện có ở nơi công tác.
  • Ứng dụng công nghệ mới trong giảng dạy, đánh giá và cải tiến chương trình.

II. PHÂN BỔ KHỐI LƯỢNG CÁC KHỐI KIẾN THỨC

A. Kiến thức Giáo dục Đại cương (56 tín chỉ)
Phần bắt buộc (56 tín chỉ)

  • Lý luận chính trị + Pháp luật đại cương (12 tín chỉ)
  • Khoa học XH&NV (18 tín chỉ)
  • Tiếng Nhật (09 tín chỉ)
  • Toán và KHTN (09 tín chỉ)
  • Tin học (03 tín chỉ)
  • Nhập môn ngành SPAVKT (3 tín chỉ)
  • Luyện âm (02 tín chỉ)

Phần tự chọn (0 tín chỉ)

B. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (94 tín chỉ)

  1. Khối kiến thức cơ sở ngành (51 tín chỉ)
  2. Khối kiến thức chuyên ngành (29 tín chỉ)
  3. Thực tập sư phạm (06 tín chỉ)
  4. Khóa luận tốt nghiệp (10 tín chỉ)

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

A. Phần bắt buộc (148 tín chỉ)
1. Kiến thức giáo dục đại cương (56 tín chỉ)
2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (92 tín chỉ): 

  • Kiến thức cơ sở ngành (51 tín chỉ)
  • Kiến thức chuyên ngành (25 tín chỉ)
  • Kiến thức chuyên ngành (học phần thực tập tốt nghiệp) (06 tín chỉ)
  • Khóa luận tốt nghiệp/Thi tốt nghiệp (Sinh viên chọn một trong hai hình thức sau):
    a. Khóa luận tốt nghiệp (10 tín chỉ)
    b. Môn tương đương:
    + Kiểm tra - Đánh giá (03 tín chỉ)
    + Ngữ dụng học tiếng Anh (03 tín chỉ)
    + Tiếng Anh Nâng cao 2 (04 tín chỉ)

B. Phần tự chọn (02 tín chỉ)

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (Sinh viên chọn 01 trong các môn học sau):

  • Anh văn chuyên ngành Thương mại (02 tín chỉ)
  • Anh văn chuyên ngành Thiết kế Thời trang (02 tín chỉ)
  • Anh văn chuyên ngành Dinh dưỡng và Công nghệ Thực phẩm (02 tín chỉ)
27 views