Tên Môn học

CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

Mã Môn học

CSVH230338

Số tín chỉ

3

Trình độ

Ngôn ngữ Giảng dạy

Áp dụng cho Ngành Sư Phạm Anh

Đối với Ngành Sư Phạm Anh

Học kỳ Thực hiện (Ngành Sư Phạm Anh)

4

Áp dụng Ngành Biên Phiên Dịch

Đối với Ngành Biên Phiên Dịch

Học kỳ Thực hiện (Ngành Biên Phiên Dịch)

4

Giới thiệu

Môn học này được thiết kế cho sinh viên năm 2 bậc Đại học nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng về văn hóa nói chung, văn hóa Việt Nam nói riêng đặc biệt là các giá trị bản sắc của nền văn hóa Việt Nam mà thông qua đó bạn bè quốc tế có thể nhận diện nét riêng của nền văn hóa Việt Nam và phân biệt với các nền văn hóa khác trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Qua học phần này, sinh viên có thể hiểu những đặc trưng cơ bản, cốt lõi của nền văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại; biết tự định hướng trong thế giới thông tin đa dạng, đa chiều hiện nay và trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa đang diễn biến ngày càng sâu rộng trên nhiều lĩnh vực trong đó có văn hóa; tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại trên nền tảng hòa nhập nhưng không hòa tan.

Bên cạnh đó, học phần này còn giúp hỗ trợ cho sinh viên hình thành và rèn luyện một số kĩ năng học tập tích cực như: kĩ năng tìm kiếm tài liệu tham khảo, kĩ năng thuyết trình trước đám đông, kĩ năng làm việc nhóm.

Mục tiêu

 

Mục tiêu

Mô tả

G1

Kiến thức về văn hóa nói chung, văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại nói riêng

G2

Khả năng hình thành và vận dụng tri thức mới dựa trên kỹ năng phân tích và tư duy phê phán

G3

 

Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả trong và ngoài môi trường nghề nghiệp.

Chuẩn Đầu ra

 

Chuẩn đầu ra

Mô tả

G1

G1.1

Giải thích được các thuật ngữ cơ bản về văn hóa

G1.2

Mô tả được đặc điểm chính của văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến đương đại

G1.3

Trình bày được lịch sử phát triển của văn hóa Việt Nam

G1.4

Hiểu về cơ chế giao lưu và tiếp biến văn hóa

 G2

 

G2.1

Thành thạo trong việc thiết kế và sử dụng Powerpoint

G2.2

Có kỹ năng tìm kiếm tài liệu, tự tin thuyết trình trước đám đông

G2.3

Có khả năng phối hợp, làm việc nhóm khi thiết kế bài giảng Power point, thiết kế các dạng trò chơi tìm hiểu kiến thức, thi đố và bài kiểm tra

G3

 

G3.1

Hình thành thái độ luôn tích cực, cầu tiến, sẵn sàng hợp tác trong cuộc sống

G3.2

Tự định hướng, chọn lọc tiếp thu các giá trị văn hóa tốt đẹp của thế giới một cách tích cực

G3.3

Có ý thức và hành động giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tích cực của dân tộc

Tài liệu

Sách, giáo trình chính:
+ Trần Ngọc Thêm, 2000, Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục

Sách tham khảo: 
+ Chu Xuân Diên, 1999, Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Đại học Quốc Gia Tp.HCM, Trường Đại học KHXHNV.
+ Phùng Quý Nhâm, 2002, Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Đại học Sư phạm Tp. HCM (lưu hành nội bộ).
+ Trần Ngọc Thêm, 2001, Tìm về bản sắc Văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Tp. HCM.
+ Trần Quốc Vượng, (chủ biên), 1998, Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục.

Kiểm tra & Đánh giá

Thang điểm: 10

Đánh giá quá trình: 50%  bao gồm
+ Tham dự lớp: 10%
+ Thuyết trình nhóm: 20%
+ Kiểm tra quá trình:  20%

Thi cuối học kỳ: 50%    (Sinh viên làm tiểu luận hoặc đi thực tế viết báo cáo thu hoạch, không thi cuối kì)