TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
Tên Môn học
Mã Môn học
Số tín chỉ
Môn Tiên quyết
Giảng viên Phụ trách
Trình độ
Chương trình
Ngôn ngữ Giảng dạy
Áp dụng cho Ngành Sư Phạm Anh
Đối với Ngành Sư Phạm Anh
Học kỳ Thực hiện (Ngành Sư Phạm Anh)
Áp dụng Ngành Biên Phiên Dịch
Đối với Ngành Biên Phiên Dịch
Học kỳ Thực hiện (Ngành Biên Phiên Dịch)
Giới thiệu
Học phần này cung cấp cho sinh viên những thuật ngữ và cấu trúc ngữ pháp liên quan đến chuyên ngành điện-điện tử như động cơ điện, máy phát điện, máy biến áp, dòng điện một chiều, dòng điện xoay chiều, chất bán dẫn… Các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cùng với kỹ năng dịch được củng cố và phát triển nhằm giúp sinh viên vận dụng các kiến thức đã học trong môi trường kỹ thuật. Qua đó, sinh viên có thể đọc sách chuyên ngành, đọc biểu đồ, đọc giá trị các linh kiện trong điện điện tử, có thể nghiên cứu và làm việc độc lập trong môi trường tiếng Anh kỹ thuật
Mục tiêu
Mục tiêu | Mô tả |
---|---|
G1 | Kiến thức cơ bản về điện - điện tử, bao gồm các kiến thức về dòng điện, cấu tạo nguyên tắc hoạt động của động cơ điện và máy phát điện; kiến thức về các thuật ngữ chuyên ngành điện – điện tử. |
G2 | Khả năng đọc hiểu, tóm tắt và dịch các tài liệu liên quan đến chuyên ngành điện - điện tử; khả năng trình bày các vấn đề về điện tử dựa trên năng lực phân tích, tổng hợp tài liệu liên quan và vốn từ vựng chuyên ngành. |
G3 | Kỹ năng thuyết trình nhóm về các chủ đề thuộc chuyên ngành điện-điện tử. |
G4 | Có khả năng hình thành ý tưởng, triển khai và vận dụng kiến thức, công nghệ mới để có thể biên dịch và phiên dịch tốt những tài liệu về tiếng Anh chuyên ngành Điện – Điện Tử. |
Chuẩn Đầu ra
Chuẩn đầu ra | Mô tả |
---|---|
G1 | Định nghĩa được các thuật ngữ, các khái niệm về điện như dòng điện, mạch điện. Mô tả được các bộ phận và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị điện như máy phát điện, động cơ điện, các thiết bị điện điện tử. Trình bày được quy trình tháo ráp các linh kiện, phân phối điện và các phương pháp tạo năng lượng. Giải thích được nghĩa của các ký hiệu trên sơ đồ mạch điện đơn giản, các linh kiện điện tử, các biển báo và các qui tắc an toàn lao động. Giải thích được các vấn đề cơ bản trong ngành điện-điện tử. |
G2 | Đọc hiểu, tóm tắt và dịch tài liệu kỹ thuật liên quan đến chuyên ngành điện điện tử bằng tiếng Anh. Trình bày bằng tiếng Anh các vấn đề về điện, điện tử dựa trên khả năng phân tích, tổng hợp tài liệu liên quan |
G3 | Làm việc trong các nhóm để phân việc, thảo luận, bàn bạc các vấn đề liên quan đến điện điện tử. Phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập. |
G4 | Nhận thức được vai trò của tiếng Anh và biên phiên dịch Anh-Việt, Việt-Anh trong thời đại toàn cầu hóa. Có khả năng vận dụng các kiến thức để có thể thực hiện được quy trình biên phiên dịch, biên tập, hiệu đính và cách thức đánh giá sản phẩm biên phiên dịch trong lĩnh vực tiếng Anh chuyên ngành Điện – Điện Tử. |
Tài liệu
English for electrical and mechanical engineering (Complied)
Fardo, S. W. & Patrick, D. R. (2008). Electricity and electronics fundamentals.
Glendinning, E. H., & Glendnning, N., (1997). Oxford English for electrical and mechanical engineering, Oxford: Oxford University Press.
Glendinning, E. H., & John, M., (2001). Oxford English for electronics, Oxford: Oxford University Press
Stan Gibilisto, (2002). Teach yourself electricity and electronics, Newyork: Mc. Graw- Hill.
Kiểm tra & Đánh giá
Môn học sử dụng phương thức đánh giá liên tục trong quá trình học. Sinh viên được đánh giá cụ thể qua các bài tập như sau:
Bài tập | Tỉ trọng |
---|---|
Bài tập, bài kiểm tra | 10 % |
Bài tập dịch | 10 % |
Kiểm tra giữa kỳ | 15 % |
Báo cáo | 15% |
Thi cuối kỳ | 50 % |
- 1 view